Super Me (2021) – Giấc mơ của những giấc mơ trong mơ
Rảnh rỗi tháng 5 lướt tí Netflix thì vớt được 1 em phim của Trung xem cũng khá ấn tượng.
Chất lượng hình ảnh và kỹ xảo
Thể hiện rất nhiều qua trailer, đủ đẹp, đủ ấn tượng nhưng cũng chỉ dừng lại nhiêu đó mà thôi, lưu ý thêm là không phải thể loại hành động nên đừng áp đặt trước khi xem sẽ khiến bạn đỡ khớp hơn khi k đúng như kỳ vọng.
Âm thanh cũng là 1 phần nổi bật của phim, có đầu tư với sự chỉnh chu rõ ràng, nội dung âm nhạc cũng phù hợp với bối cảnh phim, nếu quan tâm phần âm nhạc trong phim thì có đính kèm link bài hát trong phim phía dưới. Có thể tìm thêm sub Việt nếu quan tâm, k biết có k nữa.
Nội dung khá ấn tượng, nhiều điểm nhấn dù hơi gượng
Giờ mới đến phần nội dung, được đề cập khá muộn, vì sẽ tách sơ lược phần giới thiệu và spoil riêng nên để ở đây cho hợp, mạch phim thì thay đổi khá nhanh, từ cảm giác ngộp, đáng thương, sự đồng cảm (của những người nghèo như tôi) cho đến nốt thăng nốt trầm kế tiếp, đời lên voi xuống chó nhanh vùn vụt rồi đến tình cảm là phần tất yếu không thể thiếu. Nội dung rất đầu tư với cốt truyện vừa mang tính trải nghiệm vừa mang tính ma mị đầy suy tư, dù vậy vẫn còn vài hạt sạn khá là gượng ép ở những đoạn gần cuối và cái kết cũng rất ấn tượng với nhiều câu hỏi đặt ra.
Có lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn, mà không biết mình là Chu nữa, rồi bỗng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu. Không biết phải mình là Chu nằm mộng thấy hóa bướm hay là bướm mộng thấy hóa Chu. Trang Chu với bướm tất có chỗ khác nhau. Cái đó gọi là “vật hoá”.
Spoil! Cân nhắc đoạn dưới trước khi xem phim
Đi luôn vào cái kết, ngay phân đoạn cuối cùng, sau cảnh ông bán hàng trả túi tiền cho main, bạn sẽ thấy cảnh anh main (Sang Yu) vẫn chưa thực sự tỉnh mà vẫn còn nằm trong mộng cảnh khi phần nền phía sau bị thiêu đốt mất dần đi. Đến vài chục giây tiếp theo sau đoạn credit sẽ là cắt cảnh góc quay hướng về Skar (con quái trong mơ) là tâm điểm chính nhìn về phía main Sang Yu đang ngồi trước tiệm tạp hóa đc chị chủ quán hỏi thăm.
- Phân cảnh ở tiệm tạp hóa này đã lặp lại 3-4 lần trong phim và ở mỗi phân đoạn đó đều xảy ra 1 diễn biến khác biệt nên xem như đây chính là khởi điểm của vòng lặp, nơi giấc mơ tiếp nối giấc mơ. Vòng lặp này chỉ là 1 trong số rất nhiều vòng lặp mà main đã trải qua nhưng ta không đc xem mà chỉ biết sơ qua ở vài phân đoạn.
- Đoạn kết vòng lặp giấc mở ở đâu. Tôi nghĩ k có chính xác về điều này vì khởi điểm diễn biến khác, kết thúc khác, chung quy có vài viễn cảnh như sau:
- Viễn cảnh đầu tiên là dòng thời gian y như bạn xem phim cho đến khi Sang Yu chết, ngay đoạn trước khi Skar đập bức tường để chui ra ngoài.
- Cái kế tiếp, ngay liền sau đó, Sang Yu trở thành Skar và trả thù cho chính mình, bạn nên để ý lúc sẽ có vài cắt cảnh chính Skar trải nghiệm vài tình tiết trong quá khứ, tí sẽ đề cập ở dưới, viễn cảnh này kéo dài song song cho đến khi quay lại đầu vòng lặp, là đoạn after credit khi Skar nhìn chính mình và chị chủ quán gặp gỡ.
- Viễn cảnh thứ 3 là tiếp liền sau đó nhưng ở cuộc sống của Sang Yu khi gặp chủ quán và làm lại cuộc đời dựa trên chính bản thân mình.
– Skar là gì? Skar có thể xem như chính bản ngã của Sang Yu sau khi chết, là kẻ ngăn chặn lòng tham của tiền kiếp chính mình. Mỗi sai lầm của tiền kiếp sẽ sinh ra 1 Skar ở đoạn thời gian đó và sửa chữa lại bằng cách tạo vòng lặp.
- Như đoạn ông chủ nhà đem thức ăn nhưng Sang Yu trốn thì đã từng có 1 giấc mơ mà Sang Yu đã nổi nóng và bem chủ nhà, Skar sinh ra lúc đó và tạo thành giấc mơ.
- Đoạn Sang Yu tự tử cũng đã thực sự xảy ra, sự kiện này cũng hình thành 1 giấc mơ và được trò chuyện với ông bàn hàng, có thể chính là nguyên bộ phim chúng ta xem đến cảnh Sang Yu chết.
- Phân cảnh trong quán ăn với anh biên tập, cũng một pha ức chế của main mà sinh ra 1 Skar nữa, Skar sinh ra sau khi chết đều nhớ những sự kiện này.
- Cảnh ngồi ăn bánh mì ở tiệm tạp hóa (có/không ăn trộm) cũng là 1 giấc mơ đc sinh ra tiếp, main đã dẹo lúc đấy, có xe cứu thương mang đi, và chính main chúng ta thấy trên phim đã trở thành Skar để sửa sai điều này.
– Bọn cướp là sao? Sao bọn nó ngu vkl thế? Chính vì trong mơ nên bọn cướp mới điên khùng hết mức như thế, phạm tội với hàng tá sơ hở chính là đại diện cho lòng tham của main và cái giả phải trả của nó.
– Gọi là vòng lặp có chính xác không? Thực tế dùng từ vòng lặp hơi nhiều vì nhiều trang nước ngoài dùng từ loop, nhưng bản chất nó chỉ là ngã rẽ cho sự lựa chọn của main, trong ngã rẽ nếu tồn tại đó lại sinh ra nhiều ngã rẽ khác nữa.
Nguyên 1 phần phim nửa sau chúng ta đc xem từ đoạn ăn bánh mì ở tiệm tạp hóa chính là do hành vi main có ăn trộm của cửa hàng tạp hóa không?
- Nếu CÓ thì đó chính là cảnh chúng ta xem đến khi main chết ở vụ cướp, hóa thành Skar và nhìn lại chính cảnh đấy ở after credit.
- Nếu KHÔNG thì diễn biến xảy ra như đoạn sau khi main chết ở vụ cướp, đc chị chủ quán cf chăm lo và cuộc đời không xám xịt như xưa. Tất nhiên đấy cũng chỉ là ngã rẽ khác vừa là thực vừa là ảo vừa là mơ của 1 main khác mà thôi.
– Về nhân cách của main như thế nào? Như đã đề cập ở trên, mỗi sai lầm của main sẽ bị quy chụp thành 1 vòng lặp giấc mơ đến khi nào main thực sự trải nghiệm và đủ phát triển để vượt qua khiến bản thân hoàn thiện hơn nên toàn bộ nôi dung chúng ta xem thì ít nhất main đã trải qua 2 vòng lặp giấc mơ (ông chủ nhà + trong quán ăn với biên tập viên) nên bản chất của main cũng không quá xấu.
+ Có tiền chỉ hưởng thụ, biết giúp đỡ, không quá tiêu hoang, không quá xa xỉ, nói chung là vẫn ở mức chấp nhận được.
- Danh vọng cũng không quá khoa trương, về sau mới làm vài cái hội thảo quảng bá tên tuổi, không quá khệnh khạng kênh kiệu và vẫn ra quán ăn bình dân tâm sự với anh biên tập sau đó.
- Không chìm đắm tửu sắc, bỗng nhiên giàu có sẽ khiến bạn khó mà giữ mình, con đường đi đến tệ nạn gần nhất chính là tiền, bạn thấy main sống cũng khá là giản dị (nhà thì phong cách nghệ thuật của nghệ sĩ) không tụ tập ăn chơi đàn đúm, chỉ đúng kiểu phong cách đại gia chuẩn chỉ.
- Chung tình. Đúng vậy. Đây có thể xem là sự cứu rỗi của main bằng mảnh tình vắt vai từ thuở xa xưa, lần đầu rong chơi quán bar, gặp em ca sĩ (chị chủ quán), những tháng ngày đơn phương trong rạp phim, chỉ biết lặng nhìn nơi góc phố…
Phim này nó có nét riêng và một phần giống các tác phẩm khác.
- Bác nào đã từng xem Rick & Morty thì chính Rick – kẻ thông minh nhất vũ trụ đã nói rất nhiều về vấn đề thời gian này, có vài tập trong series mà chính tác phẩm này có diễn biến khá giống là A Rickle in Time và tập có nút bấm tua ngược thời gian, mỗi lần Morty chơi ngu tua lại chính là bản thân ở vòng lặp khác đã trả giá cho chính điều đó, tất nhiên là hàng trăm hàng ngàn Morty đã sai, thậm chí đã chết.
- Mộc góc nhìn khác thì nó cũng gần giống Mr.Nobody 2019, mỗi lựa chọn quan trọng trong cuộc đời sẽ sinh ra 1 ngã rẽ khác nhau và bản thân bạn đã trải qua điều đó cho đến khi nó kết thúc bằng chính lựa chọn của bạn trong quá khứ, câu tiêu biểu của phim này chính là “Nhớ về tương lai”.